User Log On

Vietnamese Evangelical Church of Fountain Valley Vietnamese Evangelical Church of Fountain Valley

Welcome To Our Website! Welcome To Our Website!

  • HỘI THÁNH TIN LÀNH FOUNTAIN VALLEY

    • News

      Jan 3, 2022
      [Community News]LỊCH SINH HOẠT HẰNG TUẦN
      MUỐN BIẾT THÊM CHI TIẾT, XIN LIÊN LẠC SỐ PHONE: ( 714 ) 589-0010

    • Church Video

      ĐẤNG VINH HIỂN
      MỘT CUỘC ĐỜI ĐƯỢC CHÚC PHƯỚC
      BÀI CA CẢM TẠ
      TUYÊN XƯNG ĐƯC TIN
      BẮT CHƯỚC ĐẤNG CHRIST
      LÒNG MẸ
      PHẦN THƯỞNG NƯỚC TRỜI
      GIỮA BẦY MUÔNG SÓI
      NGƯỜI ĐƯỢC SAI ĐI
      Ở VỚI CHÚA MỌI NƠI - MS HỒ XUÂN PHƯỚC
      CHÚA SỐNG LẠI VINH HIỂN
      VUA VINH HIỂN
      NGHỊCH LÝ CỦA LẼ THẬT
      LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI TIN KÍNH
      ÂN TÌNH TRONG HOẠN NẠN
      SỐNG NƠI MỒ MẢ
      ĐỐI DIỆN THẾ GIỚI ĐẦY XUNG ĐỘT
      GIÔNG TỐ CUỘC ĐỜI
      NĂM MỚI VỚI CUỘC CHIẾN MỚI
      THEO CHÚA
      ĐẶC ÂN ĐƯỢC BAN CHO
      TẾT ĐẾN XUM VẦY CA NGỢI CHÚA
      GẶP ĐẤNG NĂNG QUYỀN
      MỘT NĂM MỚI PHƯỚC HẠNH
      PHƯỚC HẠNH TRONG SỰ PHỤC VỤ
      GROWING IN THE SPIRIT
      LỄ KỶ NIỆM CHÚA GIÁNG SINH - 2022
      CÁC THẦY TRỢ TA
      KỲ ĐƯỢC TRỌN
      CÁC THẦY PHÓ TẾ
      More Media
    • Facebook

      View on Facebook

    • Photos

      HT 10 Năm
    • Hội Thánh 6 Năm

    • TRANG BỒI LINH

      LÀM CON VUA THÁNH

      (Ma-thi-ơ 5: 38-48)

      Dẫn nhập:

      Có lẽ chúng ta sẽ không xa lạ với một bản tin báo chí về cuộc xung đột giữa Israel và Palestine được viết như thế này:

      "Israel đã gửi trực thăng để giết chết một nhà lãnh đạo chính trị cấp cao của Hamas trên các đường phố đông đúc ở Gaza hôm thứ Ba nhưng không thành công, khiến hai người Palestine thiệt mạng và 27 người bị thương. Cuộc tấn công bằng tên lửa đe dọa sẽ khơi dậy một chu kỳ bạo lực và phá hủy nỗ lực hòa bình. Rantisi là nhà lãnh đạo chính trị nổi tiếng nhất của Hamas bị Israel nhắm mục tiêu. Một thủ lĩnh Hamas nói rằng sẽ có sự trả đũa nhanh chóng: “Phản ứng của Hamas sẽ giống như một trận động đất. Một con mắt cho một con mắt ... một chính trị gia cho một chính trị gia". 

      Chúng ta đang sống trong một thế giới đòi hỏi sự công bằng. Tuy nhiên sự công bằng này không bao giờ thỏa mãn sự tham lam của con người. Sự công bằng của kẻ mạnh khác hoàn toàn với sự công bằng của người yếu thế. Ví dụ: Một người lao động chân tay được trả công $15/ giờ là công bằng. Một tiến sĩ vi trùng học được trả công $1500/giờ vẫn là không công bằng. Mạng sống của một tướng lãnh cao cấp không được định giá ngang bằng với mạng sống của một thường dân. Nó hơn rất nhiều. Một vị tổng thống bị ám sát, có khi cả một quốc gia thù địch bị xóa sổ.

      Khúc Kinh Thánh hôm nay là sự trình bày chi tiết hơn về phước hạnh thứ 8 “Phước cho những kẻ chịu bắt bớ vì sự công bình”. Như chúng ta đã học ở những tuần trước, sự công bình phải được căn cứ trên luật pháp của một Đấng vô tội chứ không phải căn cứ trên sự diễn giải của những người có tội. Thế giới này ngập chìm trong tội lỗi và sự tham lam không bao giờ khiến con người thỏa mãn. Vòng xoáy bạo lực càng gia tăng vì mỗi người, mỗi một quốc gia có định nghĩa về sự công bình theo những quan điểm khác nhau. Bảng so sánh này cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa hai nhóm người cùng đang nghe sứ điệp bài giảng trên núi:

      -Thứ nhất một nhóm người được gọi là dân sự Chúa

      -Thứ hai một nhóm người được gọi là con cái Chúa 

      So sánh sự khác biệt

      Dân sự Chúa (People of God)

      Con cái Chúa (Children of God)

      1, Dân Israel theo luật pháp Môi-se

      2, Có quyền trả đũa:

      -Gãy đền gãy, mắt đền mắt, răng đền răng. Người ta sẽ làm cho người ấy đồng một thương vít như chính người đã làm cho người khác. (Lê-vi 24:20)

      3, Yêu người lân cận, ghét kẻ thù

      4, Gọi Đức Chúa Trời: Chúa (chủ) các ngươi

      5, Luật công bằng trong thế giới con người

      1, Những người tin Đức Chúa Giê-su

      2, Đừng chống cự kẻ ác:

      -Vả vào má: đưa má còn lại

      -Lấy áo ngoài: đưa áo trong

      -Bắt đi một dặm: sẵn lòng đi hai dặm

      -Xin và mượn: sẵn sàng ban cho

      3, Yêu kẻ thù, cầu nguyện cho kẻ bắt bớ

      4, Gọi Đức Chúa Trời: Cha của các ngươi

      5, Luật công bình trong nước thiên đàng

       

      Bản so sánh này cho chúng ta thấy phân đoạn Kinh Thánh này không dễ giảng dạy và cũng không dễ thực hiện. Khó giảng dạy là vì lý trí tự nhiên của chúng ta sẽ chống đối quyết liệt: “Tôi không muốn làm tấm thảm chùi chân cho tất cả mọi người”. Khó thực hiện là vì mỗi người sẽ tự nói: “Tôi chỉ là con người bình thường, chứ không phải là thánh nhân, đối với tôi ăn miếng phải trả miếng”.  Vì có một sự chênh lệch rất lớn về cao độ giữa tiêu chuẩn nước trời và tiêu chuẩn của con người nên nhiều người nghe Đức Chúa Jesus giảng dạy đã phản ứng bằng cách nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi” (Giăng 6:60- Bản Dịch Công Giáo)

      Một người để được gọi là con của Cha trên trời phải đối diện với một lời thách thức mà Luca 9:23 đã ghi: “Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta” (Luca 9:23)

      Bài học Kinh Thánh này gồm có hai ý lớn:

      I, Tự bỏ mình đi

      II, Tình yêu đầy trọn

       Trong bài viết này tôi chỉ trình bày một ý lớn: “Tự Bỏ Mình Đi” với 4 ý nhỏ hơn:

      1. Buông bỏ tổn thương danh dự
      2. Buông bỏ tiện nghi an toàn
      3. Buông bỏ tự do cá nhân
      4. Buông bỏ tiền bạc vật chất

      Tôi sẽ trình bày ý thứ hai “Tình Yêu Đầy Trọn” trong một dịp khác.

      I, Tự Bỏ Mình Đi

       Tôi diễn nghĩa cụm từ “Tự Bỏ Mình Đi” bằng cụm từ mà một số người sẽ phản ứng: “Buông Bỏ Bản Ngã”. Khi chúng ta đọc các trang sách của Phật giáo, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp hai từ buông bỏ này. Tuy nhiên phải khẳng định một điều rằng: ý tưởng buông bỏ trước hết đến từ Kinh Thánh, từ Lời của Đức Chúa Trời chứ không phải là ngôn ngữ thiền định. Thế gian đã vay mượn ý tưởng này trong Kinh Thánh. Nhiều lần Đức Chúa Trời dùng từ buông tha. Như là: “Trong các ngươi ai nấy phải buông tha người anh em, là người Hê-bơ-rơ” (Giê-rê-mi 34:14). “Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Giăng 8:32) Và tại Luca 9:23 Chúa Jesus dùng cụm từ “Tự Bỏ Mình Đi” đồng nghĩa với “buông bỏ bản ngã” và Phao-lô dùng cụm từ mạnh hơn nữa là “Đóng đinh bản ngã”; giết chết bản ngã.

      Bỏ có nghĩa là gì? Bỏ có nghĩa là cởi ra, làm cho nhẹ bớt. Bỏ cũng có nghĩa là vất đi những thứ không cần thiết. Có những đồ trang trí bên ngoài một thời gian, bây giờ đã cũ, không còn giá trị sử dụng thì bỏ đi. Một số đồ mỹ phẩm không thể che lấp được những khiếm khuyết thực tại nữa. Thân thể quá 

      già, da quá nhăn nheo. Đắp lên bao nhiêu cũng không lấy lại được hình ảnh thời xuân sắc. Bỏ nó đi cho nhẹ gánh. Không cần che đậy nữa. Không cần tạo ra một vẻ đẹp kiêu sa giả tạo nữa. Tự bỏ mình đi là sự nhận diện bản ngã tội lỗi với những gánh nặng cản trở con đường tìm kiếm tâm linh.

      “Tự Bỏ Mình Đi” có nghĩa không xem cái tôi là quan trọng. Cả một cuộc đời chúng ta sống vì cái tôi. Bây giờ nhìn nhận sự hiện diện của mình trên cuộc đời này là do ý muốn của Chúa. Chúng ta làm công việc này, gặp gỡ người kia cũng nằm trong chương trình của Chúa. Thậm chí sự sống hay chết của chúng ta cũng là do sự định trước của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể khiến cho cuộc đời mình dài thêm một khắc được (Ma-thi-ơ 6: 27). Chúng ta không thay đổi được tình thế. Chúa Jesus không từ chối được chén đắng. Ma quỷ không thể thay đổi được số phận đời đời. Con người không xoay ngược lại được vòng xoay của trái đất. Chúng ta cũng không cãi trả chương trình mà Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Người khôn ngoan là người sớm nhận ra cái tôi cần phải bỏ trước. Bỏ được cái tôi rồi thì những việc khác trở nên nhẹ nhàng.

      Tuy nhiên, vì sống trong một thế giới đầy sự tham lam vật chất, tham muốn danh tiếng và tham vọng quyền lực, tự nhiên chúng ta cũng bị lôi kéo vào cuộc chạy đua của cuộc đời. Chúng ta dễ dàng chen lấn, giành giật và đấu tay đôi với người khác trong sự tranh giành đó. Rồi đến một độ tuổi bỗng nhiên chúng ta nhận ra mình cần phải dừng lại. Có một độ tuổi của sự tĩnh lặng, trầm ngâm và suy tư. Một độ tuổi khiến chúng ta khước từ những phù phiếm trần thế và đắm chìm vào sự suy tưởng về thế giới huyền nhiệm. Một độ tuổi được gọi là trưởng thành về phương diện tinh thần.

      Những chuyên gia về thiền định cho rằng Chúa Jesus là một cao tăng tái thế. Vì những gì Ngài nói ở đây phải là một nhà tu hành đắc đạo lắm mới đạt đến cảnh giới đó. Tuy nhiên, chúng ta biết Chúa Jesus là Đức Chúa Trời. Ngài biết những chuẩn mực của tôn giáo và Ngài biết những đói khát của con người trong khi tìm kiếm một thế giới tinh thần. Ở đây, Ngài dạy cho con cái của Cha trên trời chân lý mà nhiều nhà tu hành phải trải qua hàng trăm năm thiền định mới tìm thấy. Chúng ta thấy những gì qua bốn hình ảnh cần phải tập buông bỏ này:

      (1) Bị tát vào má (câu 39) nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn;

      (2) Bị lột áo (câu 40) nếu ai muốn kiện ngươi đặng lột cái áo vắn, hãy để họ lấy luôn cái áo dài nữa

      (3) Bị ép đi chung (câu 41) nếu ai muốn bắt ngươi đi một dặm đường, hãy đi hai dặm với họ

      (4) Bị lấy tiền bạc (câu 42) Ai xin của ngươi, hãy cho, ai muốn mượn của ngươi,thì đừng trớ

      Thứ nhất: Bị vả vào mặt – hình ảnh của sự tổn thương danh dự

      Có nhiều hình thức sỉ nhục làm tổn thương danh dự của một người trước công chúng. Nhẹ nhất là một câu nói kháy, một lời khích bác, vu cáo không bằng chứng. Nặng hơn là mắng chửi, xỉa xói, dùng báo chí lăng mạ. Nặng hơn nữa là tát vào má, nhổ nước bọt vào mặt. Nặng nhất là lột trần truồng cho công chúng chiêm ngưỡng bằng cách dẫn đi vòng quanh các đường phố.

      Như vậy bị vả vào mặt là hình thức sỉ nhục tương đối cao nhưng chưa phải là cực điểm. Người Asiry, Babylon đã hành phạt các vua bại trận bằng cách đó. Và Chúa Jesus đã bị làm nhục bằng cách tương tự. Chúa Jesus đã tự bỏ mình đi bằng lời cầu nguyện nổi tiếng trên thập tự giá “Xin Cha tha cho họ, vì họ không biết việc mình làm”. Những người theo Chúa sẽ bị đối diện với sự tổn thương danh dự ở nhiều cấp độ khác nhau.

      Thứ hai: Bị lột áo – hình ảnh mất an toàn bản thân.

       Người Do Thái nghèo, ở dưới đáy xã hội chỉ có hai chiếc áo. Chiếc áo trong là đồ che thân. Chiếc áo ngoài là chăn đắp khi đêm xuống. Luật Môi-se buộc người cầm cố quần áo của người nghèo, phải trả lại áo ngoài cho họ vào ban đêm. Tại đây Chúa Jesus nói đến sự tước đoạt mạng sống ở nhiều hình thức. Lấy hết áo che thân khiến một người rơi vào tình trạng mất an toàn. Những người theo Chúa sẽ bị bức hại bằng cách bị ném vào một môi trường khắc nghiệt và không có gì bảo đảm về sự an toàn cơ bản. Đó là sự giết hại bằng cách đặt họ vào môi trường bất lợi. Trước sau gì cũng chết; nhưng chết dần chết mòn không phải bởi gươm giáo hay vũ khí mà chết vì một chính sách tiêu diệt có tính toán cẩn thận. Ví dụ như những chính sách không bán lương thực, không tạo ra việc làm, giới hạn sự tự do di chuyển, cô lập ngoại giao…Đó là hình thức lột áo, giảm thiểu tối đa các nhu cầu an toàn.

      Thứ ba: Bị ép đi chung với kẻ thù – hình ảnh về mất quyền tự do

       Luật Do Thái lúc bấy giờ có thể bắt ép bất cứ một người nào đi trên đường phải mang vác hành lý cho quan chức hay binh lính La mã. Chúng ta thường gặp trong các phim ảnh về đoàn thám hiểm chẳng hạn. Có những nô lệ mang vác hàng lý, dụng cụ cho các chủ nhân. Dân Israel không phải là nô lệ. Họ sẽ không phải phục vụ suốt đời cho một quan chức La-mã nào. Tuy nhiên luật bấy giờ cho phép binh đoàn La-mã có thể ép một người Do Thái đang đi trên đường, phải khiêng vác hành lý cho họ 1 dặm. Hết dặm đường đó sẽ thay thế người khác. Đi chung với kẻ thù không phải là điều yêu thích. Nhất là kẻ thù biết cách bạo hành người khác một cách đúng luật. Bạn sẽ không được từ chối và bạn sẽ phải câm nín trong lúc bị bạo hành. Chúng ta nhớ Si-môn thành Sy-ren phải vác thập giá cho Chúa Jesus là bị ép buộc trong tình huống đó (Ma-thi-ơ 27:32).

      Lao động công ích, lao động bắt buộc và thực thi một số công việc cưỡng bức không phải là điều yêu thích với mọi công dân. Nhưng người ta có thể lợi dụng sắc luật này nhằm trả thù một nhóm người bất đồng ý kiến. Đặc biệt với những người cai trị ở địa phương. Ở các quốc gia không thân thiện với Cơ Đốc Giáo thì bà hàng xóm nhiều chuyện cũng có thể làm khổ nhiều gia đình cơ đốc nhân. Đó là hình ảnh bị ép đi chung với kẻ thù và chịu kiểm soát bởi những người không tin kính.

      Thứ tư: Bị lấy tiền bạc – hình ảnh bị tước đoạt tài sản.

       Tài sản luôn là sự thèm thuồng với con người tội lỗi. Tất cả mọi sự trả thù cuối cùng đều xoay quanh việc tịch thu tài sản. Từ việc thu hồi đất đai, nơi thờ tự cho đến các vật dụng cá nhân. Những người có thế lực trong tay sẽ lạm dụng quyền lực để lấy đi nhiều hơn những thứ được phép lấy. Ở đây là lấy luôn áo ngoài, trong khi đã có áo trong. Khi Chúa Jesus mô tả về những điều này, những người theo Chúa sẽ đứng trước hai lựa chọn: hoặc là thối lui hoặc là dấn bước vào con đường bị bức hại vô lý. Bởi vì đức tin của họ hướng về nơi cao – nơi mà họ cầu nguyện rằng: “Lạy Cha chúng con ở trên trời”. 

      Không chỉ ngày xưa khi mà Cơ Đốc Giáo chỉ là một nhóm người thấp cổ bé miệng trong một xã hội thần phục chính quyền La-mã, mà cho đến hiện nay, cơ đốc nhân ở nhiều quốc gia Trung Á, Đông Nam Á và Phi Châu nữa là một cộng động nhỏ bé so với tôn giáo địa phương. Rất nhiều bài báo đã đưa tin về sự phân biệt đối xử này. Họ bị vu khống, bị lăng mạ bởi truyền thông của chính phủ. Đó là những cái tát làm tổn thương danh dự, làm nhục uy tín những người tin vào Đấng Christ. Họ bị giết mà không một nhân chứng nào chứng kiến. Họ bị mất tự do trong một sự thù ghét khổng lồ của một xã hội không thiện cảm với Cơ Đốc Giáo. Họ bị cướp mất tài sản trong những cuộc bạo loạn tập thể của những thành phần cực đoan.

      Một bài báo gần đây nhất ra ngày 18 tháng 2 năm 2020 viết.

      “Tổ chức Theo dõi đàn áp Tôn giáo thế giới Open Doors (Mỹ), trong một báo cáo từ các cuộc điều tra chuyên sâu cho biết từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2020, trung bình có 13 Cơ đốc nhân bị giết mỗi ngày trên khắp thế giới.

      Năm 2020, tổng số người tử đạo tăng từ 4.305 đến 4.761. “Con số này có thể thấp hơn rất nhiều so với thực tế, đặc biệt ở các quốc gia đóng cửa như Triều Tiên và Afghanistan; hoặc những nơi có xung đột như Somalia, Libya, các vụ giết người thường trong vòng bí mật, và/hoặc không được báo cáo. Nhiều Cơ đốc nhân chưa bị giết nhưng chết dần mòn do bị tước đoạt công việc, nhu yếu phẩm, bị loại khỏi các viện trợ kinh tế xã hội. Đầu năm 2021, trên 50 quốc gia bị xếp hạng trong danh sách đàn áp, bách hại tôn giáo của Open Doors; và danh sách này vẫn đang gia tăng”

      Đặc biệt hơn nữa là Hồi giáo cực đoan và bắt bớ gia tăng ở châu Phi. Bài báo viết tiếp:

      “Mặc dù khắp thế giới, bạo lực chống Cơ đốc giáo đã giảm rất nhiều do đại dịch covid. Nhưng ở châu Phi, cận Sahara thì không. Năm 2020, Cơ đốc nhân ở đây phải đối diện với mức độ bạo lực cao hơn. Quốc gia Tây Phi này từng có một cuộc diệt chủng vì tôn giáo, nhưng đây là lần đầu tiên họ bị lọt vào ‘top 10’ với điểm bạo lực tối đa, với 91% người bị tấn công tử vong.

      Hàng trăm ngôi làng của người Cơ đốc ở Nigeria bị chiếm đóng, bị lục soát bởi những người chăn gia súc Hồi giáo Hausa-Fulani có vũ trang; những cánh đồng và mùa màng của họ bị phá hủy. Nhóm bạo lực mang danh ‘Nhà nước Hồi giáo ở Tây Phi’ (ISWAP) vẫn tiếp tục hoành hành ở Nigeria với các vụ bắt cóc, cướp phá, đốt phá làng mạc, giết người tin Chúa.

      Trong các cuộc tấn công này, đàn ông và trẻ em trai thường bị giết tại chỗ; phụ nữ và trẻ em gái bị bắt cóc, bị chuyển đến nơi khác để đối diện với bạo lực tình dục và cưỡng ép kết hôn. Mục sư Jeremiah từ Nigeria cho biết: “Khi đi ngủ vào ban đêm, chúng tôi không chắc chắn liệu mình có thể thức dậy vào sáng hôm sau hay không. Tuy nhiên, ngay cả khi bị giết, chúng tôi vẫn ở trong vòng tay của Chúa”.

      Làm sao họ có thể chịu đựng được sự bắt bớ khốc liệt như thế để giữ đức tin? Câu trả lời là Chúa Jesus đã cho chúng ta thấy trước một bản đồ của hành trình đức tin. Hành trình đức tin đó, họ sẽ bị vả vào mặt, bị lột trần, bị cưỡng ép đi chung, sống chung với kẻ thù và bị cướp hết tài sản bởi vì quê hương của chúng ta không thuộc về nơi này. Sự bắt bớ càng khủng khiếp, đức tin của những người giữa cơn hoạn nạn càng lớn. Dù hôm nay có phải là ngày Truyền Giáo Thế Giới hay không; tuy nhiên vì khúc Kinh Thánh này liên quan đến sự bắt bớ của Cơ Đốc Nhân trên toàn thế giới, do đó tôi diễn giải trên tinh thần của sự rao giảng Tin Lành trước sự thù ghét vô lý của những người không tin vào Chúa Cứu Thế.

      Kết luận cho phần 1: chúng ta học được những gì tại đây?

      1, Đây không phải là một phân đoạn Kinh Thánh để một số người vội vã kết luận về lối sống nhu nhược của những người tin Chúa. Đúng ra, đây là một bản đồ hành trình đức tin mà những người tin Chúa được báo trước họ sẽ phải đối diện. Nếu phải đối diện thì họ phải có thái độ như thế nào với kẻ thù của mình. Một tin tốt cho chúng ta là chúng ta không phải luôn luôn bị vả vào mặt, không phải luôn luôn bị lột trần, không phải luôn luôn bị mất quyền tự do hay là luôn luôn bị tịch thu tài sản. Có lúc chúng ta được may mắn trong con đường mình và được phước nữa. Như những lời Chúa Jesus phán “vừa được lãnh bội phần hơn ở đời này, và được hưởng sự sống đời đời” (Ma-thi-ơ 19:29). Do đó hãy bình thản mà bước đi ở giữa cuộc đời. Đôi lúc bạn sẽ lỗ lã chút đỉnh. Nhưng không sao; Chúa sẽ bồi hoàn cho bạn.

      2, Bạn thường bị tổn thương danh dự ở mức độ nào?

      Mức độ 1: Một lời nói xấu

      Mức độ 2: Một bài báo lăng mạ

      Mức độ 3: Một cái tát vào mặt giữa công chúng

      Mức độ 4: Một sự lột truồng để chịu đóng đinh

      Có lẽ thường xuyên nhất là một lời nói xấu phải không? Chẳng sao cả. Mức độ tổn thương của bạn còn rất nhỏ, rất nhẹ. Một người bình thường ăn một cú đấm, cả tuần đi không nổi. Một lực sĩ đấu võ đài, ăn mấy chục cú đấm vẫn tỉnh bơ. Nên nhớ! Chúa luôn muốn bạn là lực sĩ đấu võ đài. Bạn phải đấu với kẻ thù vô hình sao cho đúng luật thiên đàng. Mỗi cú đấm sẽ làm cho bạn thêm mạnh mẽ.

      3, Ai là kẻ thù của bạn? Những người đi thờ phượng Chúa chung với bạn chăng? Những người làm việc chung với bạn nơi công sở? Hay là người hàng xóm? Có phải anh em trong nhà của bạn? Có phải khách hàng của bạn hoặc là đối tác kinh doanh của bạn?

      Xin thưa, họ vẫn chưa phải là kẻ thù. Họ chỉ là những người khác tính khí với bạn, khác quan điểm với bạn, khác lợi ích với bạn, khác niềm tin với bạn. Thế mà bạn không buông bỏ được sự cay nghiệt với họ sao? Chúng ta được phước hơn nhiều người ở các quốc gia bách hại Cơ Đốc Giáo lắm. Phụ nữ vẫn không phải trùm kín mặt. Nam giới không phải cầm súng lúc 15 tuổi. Hãy tập tự bỏ mình đi để bước đi thong thả với Chúa mỗi ngày.

      Để kết luận bài giảng hôm nay tôi sẽ trích dẫn một đoạn văn ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “HÒN ĐÁ BẠN NÉM RA” 

      "Đôi khi viết một đoạn chữ mà thấy lổn nhổn nặng nề như đá. Đôi khi chỉ nói nửa câu mà thấy người nọ rúm ró vì đau. Ném đi rồi thấy sướng phút đó, hể hả phút đó nhưng dường như người không nhẹ bớt, vì cục đá thiên hạ ném trả, bạn nhặt lấy mang theo bên mình, rình chờ cơ hội chọi lại.

      Những hòn đá đó không bao giờ rơi xuống đất, bởi không người này cất thì người kia cũng cầm. Vì nó mà mình đau, nhưng người ta vẫn giữ gìn để tiếp tục làm đau người khác, hòn đá được ném đi ném lại trong một hành trình sát thương không ngơi nghỉ…". Vậy cứ giữ những hòn đá để làm gì?

       

       

       

    • Google Search